50+ Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp, Hiện Đại, Sang Trọng, Giá Rẻ 2022

Trước sự hội nhập văn hóa quốc tế như hiện nay đã có vô cùng nhiều vật liệu xây dựng được nhập khẩu vào nước ta. Cùng với nhu cầu xây dựng nhà ở cũng ngày một tăng, vì vậy thị trường kiến trúc xây dựng đã liên tục cho ra đời rất nhiều vật liệu mới, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ, chất lượng của con người. Trong số những vật liệu xây dựng được ưa chuộng hiện nay thì không thể không nhắc đến trần thạch cao. Được ra đời từ thế kỷ 20 nhưng cho đến nay trần thạch cao vẫn được rất nhiều gia chủ ưa chuộng và tin tưởng sử dụng cho công trình của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về trần thạch cao trong bài viết dưới đây.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là vật liệu xây dựng được đông đảo mọi người sử dụng phổ biến trong công trình hiện nay, từ: nhà ở dân sinh, chung cư, quán cafe, nhà hàng, khách sạn… Tuy trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhưng rất ít người có thể trả lời được câu hỏi: “Trần thạch cao là gì?”

tran-thach-cao-1

Trần thạch cao là loại trần được làm từ nguyên liệu chính là các tấm thạch cao được ghép lại với nhau. Còn các tấm thạch cao được làm từ thạch cao, một loại khoáng vật trầm tích mềm với hai thành thành phần chính là canxi sunfat và nước. Thạch cao được hình thành trong các lớp trầm tích đất đá phong hóa. Vì vậy, ngay từ khởi nguồn của trái đất đã có sự tồn tại của chất liệu thạch cao này.

Để có thể làm nên trần thạch cao được mọi người ưa chuộng sử dụng như hiện nay, các tấm thạch cao sẽ được gắn chắc chắn lại với nhau bên dưới lớp bê tông. Để có thể tạo nên sự gắn kết chắc ấy, phải cần dùng đến tổ hợp những thứ cấu tạo nên một trần thạch cao tiêu chuẩn: khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và sơn bả. Từng tổ hợp khác nhau sẽ có một chức năng riêng để cùng nhau có thể tạo nên tính thẩm mỹ, chất lượng cho công trình.

  • Khung xương thạch cao: đây được coi là phần quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến chất lượng chung, độ bền của trần thạch cao khi sử dụng.
  • Tấm trần thạch cao: sau khi cố định được khung xương thạch cao sẽ thi công tấm trần thạch cao, nó sẽ được vít lại bằng vít chuyên dụng để tạo nên một bề mặt phẳng.
  • Sơn bả: cuối cùng trong việc thi công trần thạch cao là sơn bả. Cũng giống như những loại sơn bả cho bề mặt tường nhà, sơn bả dành cho trần thạch cao nhằm mang lại độ mịn tối đa cho bề mặt, đều màu và mang đến thẩm mỹ, cũng như bảo vệ được trần thạch cao khỏi những tác nhân đến từ yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu,…

Có nên sử dụng loại trần thạch cao hay không?

Để bạn có thể đưa ra cho mình quyết định có nên thi công trần thạch cao hay không thì sau đây chúng tôi sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của loại trần này để bạn có được lựa chọn phù hợp nhất với bản thân

Ưu điểm

Giúp tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà: Nâng cao vẻ đẹp cho ngôi nhà luôn là lý do số khiến trần thạch cao trở thành xu hướng trang trí cho nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp… vào thời điểm hiện nay. Cho đến thời điểm này, cũng chưa có bất kì một chất liệu nào có thể thay thế các tấm thạch cao trong việc tạo hình và thiết kế được các kiểu dáng trần đa dạng, độc đáo và đẹp đến như vậy. Hơn thế nữa, hiện nay các tấm thạch cao vô cùng đa dạng về các kiểu dáng hoa văn để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

An toàn hơn với người sử dụng: Trần thạch cao với ưu điểm là vật liệu có khối lượng nhẹ, không bắt lửa trong vòng suốt 2 tiếng liền nếu nhà chẳng may bị cháy, không sinh ra khói bụi, tính cách âm cao. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu sống và làm việc trong các căn phòng được thiết kế trần thạch cao. Hơn thế nữa, trần thạch cao còn có tuổi thọ rất dài nếu như nó không bị tác động bởi nước hoặc tác động mạnh của gió, từ đó làm ảnh hưởng tới độ phẳng của khung xương. Tuổi thọ được ước tính trung bình của trần thạch cao là tận 50 năm.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Quá trình thi công trần trần thạch cao được thực hiện vô cùng nhanh chóng do các vật liệu đã được làm theo khuôn sẵn. Đồng thời, chi phí để làm trần lại tiết kiệm hơn rất nhiều so với các loại trần khác như trần nhôm, mái bê tông…

tran-thach-cao-2

Dễ sửa chữa và đi đường điện hơn các dòng trần khác: Các vấn đề hư hỏng trần thạch cao trong quá trình sử dụng như: ẩm mốc tấm thạch cao, cong vênh khung có thể được xử lý gần như ngay lập tức. Loại trần loại này còn dễ dàng hơn trong việc đi đường điện, tháo lắp các thiết bị gia dụng như: điều hòa, đèn điện… Việc đi đường điện có thể được làm ẩn phía trên trần, không bị lộ trên bề mặt, tránh gây mất vẻ đẹp của trần thạch cao.

Nhược điểm

Khả năng chống ẩm và chịu ẩm không được quá cao: Trong quá trình sử dụng, nếu trần thạch cao dính ẩm sẽ làm vỡ và nứt nẻ tấm thạch cao.

tran-thach-cao-3

Chịu lực không quá tốt: Bạn nên hạn chế treo các đồ vật có khối lượng quá nặng lên trần thạch cao bởi điều đó sẽ hạn chế phá vỡ cấu trúc của tấm thạch cao.

Đọc thêm: 29+ Thiết kế trần thạch cao tân cổ điển đẹp, sang trọng ngay TẠI ĐÂY.

Các loại trần thạch cao được sử dụng rộng rãi hiện nay

1. Trần thạch cao nổi

Trần nổi là từ người ta hay dùng để nói về đặc tính của loại trần này. Nổi ở đây được hiểu là phần khung nổi, có nghĩa là sau khi đã làm hoàn thiện trần thạch cao xong, người ta vẫn có thể nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác, ta có thể hiểu rằng tấm trần sẽ được gác lên trên khung xương.

Đối với kiểu trần thạch cao này, khi thi công xong phần khung xương thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao rồi đặt thả sao cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương trần. Thế nên, ngoài trên gọi phổ biến là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công loại trần thạch cao này.

tran-thach-cao-4

2. Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương sẽ được ẩn giấu toàn bộ bên trên của các tấm thạch cao, làm cho bạn sẽ không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần thạch cao kiểu này, bạn sẽ chỉ có cảm giác giống như trần bê tông bình thường nhưng được sơn thêm một lớp bả đẹp đẽ. Trần thạch cao chìm hiện nay được chia thành 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.

3. Trần phẳng

Trần thạch cao phẳng là loại trần mà có bề mặt tấm tấm thạch cao sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này sẽ được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và các tấm hoàn thiện.

tran-thach-cao-5

4. Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp là loại trần được hiểu đơn giản là sẽ được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các kiến trúc sư, đây sẽ là kiểu trần thạch cao chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.

tran-thach-cao-6

Mỗi loại trần thạch cao đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, do đó, khi thi công bạn cần phải tham khảo thật kỹ và đưa ra lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình, tránh phó mặc tất cả cho bên đội ngũ xây dựng. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng là điều mà bạn nên lưu tâm. Để đảm bảo độ bền của công trình được cao nhất thì bạn nên chọn những thấm thạch cao của thương hiệu có uy tín, chế độ bảo hành rõ ràng.

Báo giá trần thạch cao mới nhất hiện nay

STT

Loại trần vách thạch cao ĐVT Đơn giá

Loại trần thạch cao phẳng, giật cấp: sử dụng tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

1 Giá trần thạch cao bằng khung xương thường M2 130.000
2 Thi công trần thạch cao bằng khung xương Vĩnh Tường M2 145.000

Trần thạch cao tấm thả: Sử dụng tấm thả Thái phủ nhựa trắng, kích thước 60x60cm

3 Thi công làm trần thạch cao bằng khung xương thường M2 130.000
4 Thi công làm trần thạch cao bằng khung xương Vĩnh Tường M2 140.000

Trần thạch cao chịu nước: Sử dụng tấm thả thạch cao UCO – 4mm loại 60X60cm

5 Thi công làm trần thạch cao bằng khung xương thường M2 145.000
6 Thi công làm trần thạch cao bằng khung xương Vĩnh Tường M2 155.000

Vách thạch cao 1 mặt: Sử dụng tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

7 Thi công làm vách ngăn thạch cao bằng khung xương thường M2 185.000
8 Thi công làm vách ngăn thạch cao bằng khung xương Vĩnh Tường M2 200.000

Vách thạch cao 2 mặt: Sử dụng tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)

9 Thi công làm vách ngăn thạch cao bằng khung xương thường M2 200.000
10 Thi công làm vách ngăn thạch cao bằng khung xương Vĩnh Tường M2 230.000

Xem thêm: 55+ Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Ngủ Vợ Chồng Đẹp, Hiện Đại

50+ Mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại, sang trọng

Để giúp bạn có nguồn tham khảo, sau đâu chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại, sang trọng, được nhiều người ưa dùng nhất

tran-thach-cao-7

tran-thach-cao-8

tran-thach-cao-9

tran-thach-cao-10

tran-thach-cao-11

tran-thach-cao-12

tran-thach-cao-13

tran-thach-cao-14

Tham khảo thêm: 20 mẫu trần thạch cao phòng khách 30m2 giá rẻ ngay TẠI ĐÂY.

Chia sẻ kinh nghiệm khi chọn trần thạch cao phù hợp

Thiết kế, thi công trần thạch cao như thế nào để có thể vừa đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn cho trần nhà mà lại vừa đạt được yêu cầu về thẩm mỹ luôn là thắc mắc của nhiều người khi chọn cho mình kiểu trần thạch cao. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm để chọn trần thạch cao phù hợp

Chọn dạng trần thạch cao

Trần thạch cao có hai dạng cơ bản, là trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi. Trần thạch cao nổi được thiết kế khá đơn giản và ít đường nét vì vậy sẽ vô cùng dễ thi công và sửa chữa. Ngược lại, trần thạch cao chìm lại có thiết kế có phần cầu kỳ hơn nên cũng đa dạng và mang tính thẩm mỹ cao hơn nhưng cũng chính điều đó sẽ khó sửa chữa hơn loại trần thạch cao nổi.

Dựa vào phong cách ngôi nhà và sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn trần thạch cao chìm hoặc trần thạch cao nổi. Tuy nhiên khi chọn trần thạch cao, bạn cần phải chọn dạng trần phù hợp với diện tích phòng, độ cao của trần, khả năng chi trả,…

Lựa chọn phong cách thiết kế

Phong cách thiết kế của trần thạch cao thông thường sẽ được quyết định theo sở thích hay cá tính của gia chủ. Tuy nhiên, cho dù là phong cách nào thì nhất định phải đảm bảo được sự hòa hợp với tổng thể thiết kế chung của cả ngôi nhà. Phong cách thiết kế trần thạch cao phổ biến hiện nay là phong cách hiện đại hoặc cổ điển. Ngoài ra, còn có thêm các phong cách thiết kế nhằm kết hợp với thiết kế nội thất.

tran-thach-cao-15

Chọn hình dáng trần thạch cao

Hình dáng trần thạch cao sẽ giúp bạn tạo được những không gian mang nét đặc trưng riêng, đồng thời tạo được hệ khung trần nhà đẹp và ổn định hơn. Chính vì vậy, tùy theo dạng trần cũng như phong cách phòng và sở thích của bản thân, gia chủ có thể lựa chọn những hình dáng trần thạch cao phù hợp nhất với mình.tran-thach-cao-16

Chọn màu sắc

Màu sắc là một trong những yếu tố chính quyết định đến vẻ đẹp của trần thạch cao. Khi chọn màu sắc cho trần thạch cao bạn nên chọn những màu tạo được sự hài hòa với tone màu chung của tổng thể căn phòng, hình dáng trần và theo sở thích của bạn. Khi thiết kế màu sắc, bạn cũng có thể sáng tạo, lên các ý tưởng kết hợp màu với nhau để có một không gian đầy ấn tượng và hoàn hảo hơn.

tran-thach-cao-17

Xem thêm: 20 mẫu trần thạch cao phòng bếp tại https://kientrucmaigia.vn/tran-thach-cao-phong-bep/

Trần thạch cao luôn là sản phẩm được mọi người tin tưởng sử dụng cho căn nhà của mình. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã góp phần cung cấp được đến cho bạn những thông tin hữu ích để từ đó có thể thi công loại trần thạch cao phù hợp nhất với bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẶNG 10 phần quà cho khách hàng đăng ký nhanh nhất!

Giờ
Phút
Giây
Slider-2-800x292